Đăng nhập
Chức năng - Nhiệm vụ Tổ chức Bộ máy Tổ chức Đảng - Đoàn thể
Quyết định số 20/2022/QĐ-UBND ngày 17/6/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Thứ 5, ngày 19 tháng 12 năm 2024
TIN TỨC - SỰ KIỆN
Thực trạng và giải pháp quản lý sử dụng tiền DVMTR tại các cộng đồng dân cư thôn nhận khoán quản lý và bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
9/16/2016 10:01:32 AM
Thực trạng và giải pháp quản lý sử dụng tiền DVMTR tại các cộng đồng dân cư thôn nhận khoán quản lý và bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

    Sau 5 năm triển khai thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Kon Tum, từ nguồn chi trả DVMTR này đã có hàng ngàn người dân, cộng đồng dân cư thôn, các Công ty Lâm nghiệp, các chủ rừng là tổ chức được hưởng lợi. Việc hưởng lợi từ chính sách chi trả DVMTR đã tác động tích cực đến ý thức, vai trò trách nhiệm của người hưởng lợi. Để phát huy sức mạnh của cộng đồng trong việc thực hiện chính sách chi trả DVMTR và hướng đến mục tiêu sử dụng nguồn tiền DVMTR hằng năm được hiệu quả, đặt ra nhiệm vụ phải có giải pháp để hướng dẫn cụ thể cho các cộng đồng dân cư thôn quản lý và sử dụng nguồn tiền đó; thực trạng hiện nay, đa số các cộng đồng đều có xu hướng sử dụng nguồn tiền này theo cách: trích lại một phần làm quỹ cộng đồng, phần còn lại chia đều cho các hộ gia đình (như ở cộng đồng dân cư thôn:  Đông Nây, Đông Lốc, Măng Khênh ở xã Đăk Man, huyện ĐăkGlei); họ chưa biết rõ về cách chi tiêu cụ thể về số tiền DVMTR được nhận hàng năm; chưa sử dụng số tiền nhận được để phát triển sinh kế cho các hộ gia đình ở trong cộng đồng dân cư thôn.

    Hướng đến mục tiêu để quản lý và sử dụng tiền chi trả DVMTR có hiệu quả vào 3 mục đích chính đó là: Sử dụng nguồn tiền đó cho công tác quản lý và bảo vệ rừng; các hoạt động chung của thôn; phát triển kinh tế.

    Hằng năm, sau khi nhận được tiền DVMTR để sử dụng nguồn tiền này có hiệu quả và đảm bảo tính dân chủ, công khai;  mỗi cộng đồng dân cư thôn cần triển khai họp thôn với các nội dung chính: (i) Giới thiệu về tiền DVMTR (số tiền được nhận; nhận từ ai; số tiền tạm ứng hay thanh toán của năm;…) và bầu ra Ban quản lý tiền DVMTR của thôn;

    Ban quản lý tiền DVMTR của thôn được thành lập trên cơ sở dân chủ, công khai và được cộng đồng tin tưởng giao nhiệm vụ: Ban quản lý tiền DVMTR với cơ cấu tổ chức bao gồm: Trưởng ban, phó ban, kế toán, thủ quỹ, thư ký; mỗi thành viên trong Ban quản lý tiền DVMTR được phân công nhiệm vụ cụ thể; có sự tham gia của nam và nữ, đảm bảo bình đẳng giới trong hoạt động; tiêu chí của những người được bầu vào Ban quản lý tiền DVMTR phải có trình độ, năng lực và uy tín trong cộng đồng, phải biết ghi chép, quản lý sổ sách và tiền mặt (ii) Lập Kế hoạch sử dụng tiền DVMTR, Ban quản lý tiền DVMTR cùng trao đổi và bàn bạc đi đến thống nhất với cả cộng đồng về kế hoạch sử dụng nguồn tiền DVMTR; (iii)Thảo luận các quy định chung:

     Nguồn tiền DVMTR của cộng đồng dân cư thôn được sử dụng cho: (1) Hoạt động bảo vệ và phát triển rừng (Mua bảo hộ lao đông; chi trả tiền công tuần tra, trồng rừng, PCCCR) tối thiểu 50% số tiền DVMTR được nhận sử dụng cho các hoạt động trực tiếp bảo vệ và phát triển rừng; (2) các hoạt động chung của thôn (Tu sửa nhà cộng đồng, trích lập quỹ khuyến học, trích lập một khoản kinh phí dự phòng,…); (3) phát triển kinh tế cho cộng động (Quy định vay vốn; bình xét thành viên vay vốn để các hộ gia đình trong cộng đồng có vốn để sản xuất,  nhằm cải thiện sinh kế).

    Khi tất cả các cộng đồng nhận khoán quản lý và bảo vệ rừng sử dụng nguồn tiền dịch vụ môi trường rừng có hiệu quả thì bản thân họ sẽ thay đổi nhận thức về tầm quan trọng của tài nguyên rừng đối với cuộc sống của họ, từ đó dẫn đến việc thay đổi hành vi quản lý và bảo vệ rừng; giải pháp đặt ra là cần phải giúp các cộng đồng dân cư thôn nhận khoán quản lý bảo vệ rừng sử dụng nguồn tiền DVMTR hằng năm có hiệu quả, mỗi cộng đồng dân cư thôn cần biết về hoạt động quản lý và sử dụng tiền: thành lập Ban quản lý tiền DVMTR; lập kế hoạch sử dụng tiền DVMTR; tiếp nhận tiền, sử dụng tiền DVMTR và báo cáo kết quả sử dụng tiền DVMTR cho cộng đồng để đảm bảo công khai, minh bạch./.

Một số hình ảnh tập huấn quản lý tiền DVMTR trong phát triển sinh kế có lồng ghép giới tại thôn bản

Nguyễn Thị Lệ - Phòng Kế hoạch – Kỹ thuật  
Tin liên quan:
Icon  Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tổ chức Tết trung thu năm 2016
Icon  Tuyên truyền chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại xã Đăk Tờ Kan.
Icon  Tuyên truyền chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại xã Đăk Rơ Ông
Icon  Hướng dẫn cộng đồng dân cư thôn Măng Khênh, xã Đăk Man, huyện Đăk Glei họp bàn quản lý và sử dụng tiền DVMTR có hiệu quả.
Icon  Tập huấn quản lý và sử dụng dịch vụ tiền dịch vụ môi trường rừng trong phát triển sinh kế có lồng ghép giới cho cộng đồng dân cư thôn xã Đăk Man
Icon  Tuyên truyền chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại xã Tu Mơ Rông
Icon  Phổ biến các văn bản của cấp ủy cấp trên
Icon  Tuyên truyền chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại xã Tê Xăng
Icon  Tuyên truyền chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại xã Ngọc Yêu
Icon  Những thông điệp từ sản phẩm truyền thông năm 2016 của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Kon Tum đem lại.
TIN MỚI
IconNut HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG
IconNut THỐNG KÊ TRUY CẬP
NguoiTruyCapTổng số người truy cập:
1316908
Số người online: 527
Trang thông tin điện tử Qũy Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Kon Tum
Quản lý và nhập tin: Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Kon Tum, 11 Trần Nguyên Hãn - thành phố Kon Tum - tỉnh Kon Tum.
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Hồ Thanh Hoàng - Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển tỉnh Kon Tum
Điện thoại: 0260 3502 939 ; Fax : 0260 3917 768.
Phát triển: TNC